BÀI TUYỀN TRUYỀN
CÁC BÀI TẬP PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO TRẺ MẦM NON
I. Bài tập phát triển thể chất ở trẻ mầm non
Giúp bé phát triển thể chất toàn diện với 5 bài tập đơn giản mà hiệu quả. Trẻ mầm non luôn cảm thấy thích thú khi được tham gia các hoạt động thể dục thú vị. Hãy học các lòng ghép các trò chơi vào những bài tập luyện để tạo cảm hứng vui chơi cho trẻ mà vẫn đảm bảo hiệu quả về rèn luyện thể chất.
Các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể biến tấu từ những trò chơi quen thuộc hoặc tự sáng tạo ra các trò chơi phù hợp với tính cách mỗi trẻ. 5 bài tập dưới đây sẽ là những gợi ý tốt dành cho các bậc phụ huynh và các con của mình.
Bài tập Nắng và Mưa:
Đây là bài tập luyện giúp nâng cao khả năng phản ứng nhanh và kích thích các tố chất thể lực của trẻ. Bạn cần có một sân chơi nhỏ với các vòng tròn vẽ phấn khoảng 30-40cm. Số lượng vòng tròn phải ít hơn số lượng của các bé.
Luật chơi: Hãy cho các bé đi thành hình vòng tròn xung quanh các vòng phấn, vừa đi vừa hát theo nhịp của quản ca. Khi nhận hiệu lệnh “trời mưa”, các bé phải trốn vào trong vòng của mình. Bé nào không tìm được vòng tròn trú mưa của mình thì sẽ tạm nghỉ vòng chơi đó. Trò chơi sẽ được tiếp tục khi quản ca hô hiệu lệnh “trời nắng”.
Bài tập Đỗ Xe Ô Tô:
Bài tập này giúp trẻ rèn luyện sự nhanh nhạy với màu sắc và khả năng quan sát. Bạn cần 4-5 lá cờ khác màu nhau và một sân nhỏ với 4-5 khu vực riêng tương ứng với các màu cờ. Thể lệ trò chơi là các ô tô phải đỗ đúng bến được chọn. Mỗi bé sẽ được bốc thăm với màu ô tô riêng của mình và khi nhận hiệu lệnh “ô tô về bến” thì cần chạy nhanh về đúng với màu cờ của mình. Người quản trò có thể để các bé vui chơi quanh trong sân chơi trước khi hô hiệu lệnh.
Bài tập Chuyền nhanh chuyền giỏi:
Chỉ với 2-3 quả bóng, bạn đã có thể giúp bé cải thiện khả năng làm việc nhóm, sự khéo léo và phản ứng nhanh khi tham gia trò chơi này. Hãy sắp xếp các bé đứng thành vòng tròn và tập luyện chuyền bóng cho nhau và hát 1-2 bài hát để làm quen với trò chơi. Sau đó, người quản trò có thể chia các bé thành 2-3 đội và đẩy nhịp hát nhanh hơn. Đội nào ít làm rơi bóng nhất sẽ là đội thắng cuộc.
Bài tập Chuyền bóng đến đích:
Hãy chuẩn bị sẵn cốc giấy và các trái bóng tennis hoặc bóng bàn nhỏ. Với mỗi đội khoảng 3-5 người, mỗi người sẽ được giữ một cốc giấy. Hướng dẫn các bé xếp thành hàng dọc, người đứng trước sẽ đổ trái bóng về phía sau mà không được quay lại nhìn. Người đứng sau có nhiệm vụ hứng trái bóng bằng cốc có sẵn. Người cuối hàng nhận được bóng sẽ bỏ vào rổ riêng của mỗi đội. Đội nào thu được nhiều bóng nhất sẽ là đội dành chiến thắng.
Đây cũng là một trò chơi tuyệt vời cho việc rèn luyện tinh thần đội nhóm và sự khéo léo của trẻ.
Bài tập Vượt chướng ngại vật:
Bài tập phát triển thể chất cho trẻ mầm non này giúp rèn luyện tinh thần làm việc theo nhóm, tính tổ chức và ý thức kỷ luật trong tập thể. Đây đồng thời là những kỹ năng sống căn bản và phù hợp dành cho trẻ mầm non lứa tuổi 4 – 5 tuổi.
Lưu ý: Để áp dụng bài tập này, dụng cụ cần dùng: Các chướng ngại vật (khối gỗ, túi cát …); bụt bật sâu; hầm chui; thang leo. Các trẻ được chia thành nhóm tối đa 5 trẻ. Giáo viên cho trẻ xếp thành một hàng dọc tại vạch xuất phát. Khi có hiệu lệnh, trẻ đầu tiên sẽ ngồi xổm và đi zích zắc để vượt qua các thử thách (chướng ngại vật). Sau khi hoàn thành các thử thách, trẻ chạy về cuối hàng.Đội nào các thành viên vượt qua chướng ngại vật trong thời gian ngắn nhất thì giành chiến thắng. Quản trò hoặc các giáo viên cần lưu ý hãy luôn ở gần thang leo để giúp trẻ và đảm bảo an toàn cho trẻ.
II. Các bài tập phát triển chung cho trẻ mầm non
Bài 1: Bài tập phát triển chung cho trẻ nhà trẻ - Tay em
1. Hô hấp: bước đầu các bé đứng hai tay thả xuống > giơ tay lên cao và hít thở sâu và từ từ thở ra > về tư thế ban đầu
2. Động tác tay: để 1 tay sau lưng > Tay đâu tay đâu > bé đưa tay ra phía trước > Đưa tay ra sau lưng
3. Động tác với cổ và tay: Trẻ đứng và để hai tay cầm vào vành tai > nghiêng về hai phía trái phải
4. Động tác 4: đúng tự nhiên > ngồi xuống hái hoa > đứng lên > đi quanh sân
Bài 2: Bài tập phát triển chung với cờ
1. Động tác hô hấp: cho trẻ giả vờ thổi bóng bay, hít vào thở ra từ từ
2. Động tác với tay: Đứng và hai tay cầm cờ > hai tay đưa lên cao > vẫy cờ > về tư thế ban đầu
3. Động tác lưng, bụng: đứng tự nhiên > cúi người để gõ cán cờ xuống > về tư thế ban đầu
4. Động tác chân: đứng tự nhiên > ngồi xổm gõ cán cờ xuống > về tư thế ban đầu
Bài 3: Bài tập cây cao, cây thấp giúp bé phát triển chung
1. Động tác hô hấp: cho trẻ giả vờ thổi bóng bay, hít vào thở ra từ từ
2. Động tác với tay: Đứng và hai tay thả xuống > hai tay đưa lên cao > hạ xuống > về tư thế ban đầu
3. Động tác hái hóa: đứng tự nhiên > cúi khom người về trước > tay giả vờ hái hoa > về tư thế ban đầu và nói hoa đẹp quá
4. Động tác chân: đứng tự nhiên > ngồi xổm xuống > về tư thế ban đầu
Bài 4: Tập với khối gỗ
1. Động tác hô hấp: cho trẻ giả vờ thổi bóng bay, hít vào thở ra từ từ
2. Động tác với tay: Đứng và hai tay thả xuống > hai tay cầm khối gỗ > đưa hai tay về phía trước > gõ 2 miếng gỗ với nhau > về tư thế ban đầu
3. Động tác lưng và bụng: đứng tự nhiên hai tay giang ngang > cúi người về trước > gõ 2 miếng gỗ với nhau > về tư thế ban đầu
4. Động tác chân: để 2 miếng gỗ trước mặt và thao tác nhảy qua, nhảy lại
Bài 5: Các bài tập phát triển chung cho trẻ mầm non với vòng
1. Động tác hô hấp: cho trẻ cầm vòng kết hợp đưa tay lên xuống và hít thở vào thở ra từ từ
2. Động tác với tay: Đứng và hai tay thả xuống > hai tay cầm khối gỗ > đưa hai tay về phía trước > gõ 2 miếng gỗ với nhau > về tư thế ban đầu
3. Động tác lưng và bụng: giơ vòng lên trên cao, để vòng nằm ngang và mắt nhìn theo vòng, thẳng lưng > hạ tay xuống về tư thế ban đầu.
Bài 6: Bài tập với đá nhỏ
1. Động tác hô hấp: cho trẻ cầm đá trong tay, hai tay giang ngang, hít vào thở ra từ từ
2. Động tác với tay: Đứng và hai tay cầm đá thả xuống > hai tay cầm đá đưa hai tay về phía trước > gõ 2 viên đá với nhau > về tư thế ban đầu.
3. Động tác lưng và bụng: đứng tự nhiên hai tay giang ngang > cúi người về trước > gõ 2 viên đá với nhau > về tư thế ban đầu
4. Động tác chân: để 2 viên đá trước mặt và thao tác nhảy qua, nhảy lại
Bài 7: Phát triển thể chất cho trẻ mầm non với túi cát.
1. Động tác hô hấp: cho trẻ cầm bao cát trong tay, hai tay giang ngang, hít vào thở ra từ từ
2. Động tác với tay: Đứng và hai tay cầm bao cát thả xuống > hai tay đưa lên cao > về tư thế ban đầu.
3. Động tác kết hợp tay với mắt: Tư thế chuẩn bị là ngồi trên sàn và hai tay để trên đùi > tay cầm bao cát giơ lên cao đồng thời mắt nhìn theo bao cát. về tư thế ban đầu
4. Động tác kết hợp giữa lưng và bụng: đứng tự nhiên > tay cầm bao cát thả xuôi xuống > cúi người để bao cát xuống đất > đứng thẳng ngườiể 2 viên đá trước mặt và thao tác nhảy qua, nhảy lại
Bài 8: Bài tập phát triển chung cho trẻ nhà trẻ - Gà trống
1. Thực hiện động tác gà trống gáy: chân ngang vai, hai bàn tay khum lại trước miệng > hô to ò ó o > về tư thế ban đầu.
2. Gà vỗ cánh: Trẻ đứng thoải mái, tay thả xuôi > giơ thẳng 2 tay sang ngang > Trở về tư thế ban đầu.
3. Gà mổ thóc: Chân đứng ngang vai, tay thả xuôi > cúi xuống, tay gõ vào đầu gối > về tư thế ban đầu.
4. Gà bới đất: đứng tự nhiên, 2 tay chống hông > giậm chân tại chỗ
Bài 9: các bài tập phát triển chung cho trẻ mầm non bằng gậy dài 30cm
1. Động tác hô hấp: để gậy trước mặt, hai cánh tay đưa lên xuống, hít mạnh vào và thở ra từ từ
2. Động tác Tay: Đứng tự nhiên hai tay cầm hai đầu gậy > Hai tay cầm gậy giơ lên cao > Hạ tay xuống
3. Động tác lưng bụng: Ngồi trên sàn hai chân duỗi, tay cầm gậy để lên đùi > Cúi người đưa gậy dọc theo chân > Về tư thế ban đầu.
4. Chân: Tay phải vác gậy trên vai > đi hành quân
III. Thể dục nhịp điệu thiếu nhi: Tổng hợp các môn vận động, giúp phát triển thể chất
Thể dục nhịp điệu (Aerobic) thực chất là cho bé tập bất kỳ loại thể dục theo nhạc từ country, khiêu vũ hip hop đến vũ điệu latin. Môn vận động này giúp tim bơm máu nhanh, các cơ sử dụng oxy nhiều, giúp cường tráng và tránh béo phì
Thể dục nhịp điệu (còn goi là Aerobic) là một môn ngoại khóa dành cho các em thiếu nhi giúp cho trẻ phát huy khả năng và năng khiếu nhảy múa của mình. Thông qua các buổi học này trẻ cũng được rèn luyện nhiều kỹ năng và giá trị khác nhau giúp trẻ khỏe mạnh và phát triển tốt hơn trong cuộc sống.
Lợi ích việc tập thể dục nhịp điệu
Tập thể dục nhịp điệu giúp bé khỏe, năng động, sáng tạo, phát huy khả năng múa hát và vận động một cách nhanh nhẹn. Bên cạnh đó đẩy lùi một số bệnh thường gặp ở trẻ mầm non như béo phì, lười vận động, tự ti, tự kỷ, và một số bệnh tim mạch khác.
Aerobic đòi hỏi khả năng trình diễn những chuyển động mạnh mẽ, hiện đại và liên tục. Một bài biểu diễn Sport Aerobic thông thường phải thể hiện được các chuyển động liên tục, mềm dẻo, mạnh mẽ và thể hiện được các bước thể dục nhịp điệu cơ bản.
Thể dục nhịp điệu có ý nghĩa rất lớn về giáo dục và sức khỏe cho trẻ em
Sự phối hợp của các bước nhảy cơ bản với các mẫu chuyển động tay được thực hiện với âm nhạc tạo nên động lực, nhịp điệu và các chuỗi chuyển động tương tác cao và thấp một cách liên tục.
- Giúp trẻ tăng khả năng tập trung, nhận thức và hiệu quả học tập.
- Góp phần giúp cho trẻ giảm nguy cơ mắc bệnh suy giảm trí nhớ, giúp rèn luyện thể chất.
- Giúp bé có cảm giác, tinh thần thoải mái, năng động trong vui chơi, học tập và giúp đỡ cha mẹ việc nhà.
- Vận động cơ thể làm cho mạch máu lưu thông tốt hơn, tăng cường chuyển hóa các cơ quan trong cơ thể, đồng thời vận động thường xuyên làm săn chắc các nhóm cơ, tạo sức bền cho trẻ.
- Aerobic đòi hỏi trẻ phối hợp với đồng đội nhịp nhàng trong các bài múa, giúp tăng tương tác và kỹ năng làm việc nhóm.